Thanh Profile được sản xuất từ vật liệu uPVC viết tắt từ Poly Vinyl Chloride – Unplasticized có nghĩa là nhựa vinyl tổng hợp không hoá dẻo. Các thanh Profile khác nhau ở quy trình pha trộn và thiết kế của thanh Profile. Chọn Profile nên chọn các thanh trắng bóng là cửa nhựa lõi thép tốt do có tỷ lệ bột nhựa nguyên chất cao, nhìn mặt cắt bên trong của thanh nhựa loại nào có độ dày càng cao có nhiều khoang hơn là loại Profile tốt do nó có khả năng chịu lực lớn và điểm hàn chắc hơn cũng giúp cách âm cách nhiệt tốt hơn.

TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật “Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”
Trong đó: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Kết quả hình ảnh cho thanh nhôm profile
Chứng nhận hợp quy thanh profile

VẬY CHỨNG NHẬN HỢP QUY THANH PROFILE LÀ GÌ ?

Chứng nhận hợp quy thanh profile là việc xác nhận thanh profile đáp ứng quy chuẩn kĩ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định tại QCVN
Theo đó: Thanh profile phải đáp ứng QCVN 16:2017/BXD được ban hành kèm theo trong Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Cụ thể: Thanh profile phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật như sau:
Chỉ tiêu kỹ thuậtMức yêu cầuPhương pháp thửQuy cách mẫu
Thanh profile poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi1. Độ bền va đập bi rơi của thanh profile chínhBS EN 12608-1:2016 (e)BS EN 477 (e)Mỗi loại 4 thanh, mỗi thanh dài khoảng 1 m.
2. Ngoại quan mẫu thử sau khi lưu hóa nhiệt ở 150°CBS EN 478 (e)
3. Độ ổn định kích thước sau khi lưu hóa nhiệtBS EN 479 (e)
4. Độ bền góc hàn thanh profile, MPa, không nhỏ hơn25TCVN 7452-4:2004Nhà sản xuất cung cấp 03 mẫu thử có kích thước quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7452-4:2004
  • Như vậy:
Thanh profile phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong bảng trên bởi Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.

Phương pháp chứng nhận:

Chứng nhận hợp quy thanh profile được sản xuất trong nước được thực hiện theo một trong hai phương thức đánh giá là: phương thức 5 và phương thức 7, quy định tại Phần 3 QCVN 16:2017/BXD.
Chứng nhận hợp quy thanh profile được  nhập khẩu được thực hiện theo một trong ba phương thức đánh giá là: phương thức 1, phương thức 5 và phương thức 7, quy định tại Phần 3 QCVN 16:2017/BXD.
Việc đánh giá hợp quy các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức đánh giá quy định tại Thông tư số28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư 02/2017/TT-BKHCNngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau:
– Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

VIETCERT TƯ VẤN QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THANH PROFILE

Bước 1: Tìm hiểu về quy chuẩn kĩ thuật áp dụng đói với thanh profile

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định xem có thể áp dụng QCVN 16:2017/BXD  vào hệ thống chất lượng và quá trình phát triển của công ty như thế nào. Doanh nghiệp tìm hiểu các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật sau đó đối chiếu với thực tế của Doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp có thể tham khảo trên các trang web của các Tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận để hiểu thêm về QCVN 16:2017/BXD
Ở bước này, Vietcert sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới quy chuẩn cho Doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với quy chuẩn

Đây là bước khá khó khăn nhưng lại rất quan trọng. Bởi lẽ, để có thể biết biết được liệu doanh nghiệp có thể thực hiện thành công chứng nhận hợp quy hay không thì doanh nghiệp phải đánh giá được tình hình của doanh nghiệp hiện nay đáp ứng theo QCVN 16:2017/BXD

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng quy chuẩn

Mỗi doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ đạo việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật đối với thanh profile để việc chứng nhận diễn ra nhanh chóng hơn.

Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2017/BXD.

Doanh nghiệp phải tiến hành thiết lập hệ thống chất lượng thanh profile phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Ví dụ: về chất lượng của vật liệu, của từng bộ phận,..
Về quy trình, doanh nghiệp thiết lập một quy trình chặt chẽ, dễ áp dụng mà hiệu quả: quy trình quản lý, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra,…

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng

Sau khi thiết lập được hệ thống chất lượng, doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất theo đúng với hệ thống thiết lập. Trước đó, cần phải thông báo cho các chủ thể có liên quan trong việc sản xuât theo hệ thống quy chuẩn mới nhằm thống nhất hoạt động.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

Hệ thống tổ chức chỉ đạo ở bước trên đồng thời trong quá trình triển khai hệ thống quy chuẩn thì phải thường xuyên xem xét và đánh giá về thực tiễn áp dụng. Từ đó, đưa ra những phương án hoàn thiện hơn.

Bước 7: Đánh giá chứng nhận hợp quy

Việc đánh giá chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với QCVN 16:2017/BXD. 
Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty. Sau đó, cấp giấy chứng nhận hợp quy thanh profiel khi đáp ứng theo quy chuẩn.

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của công ty.
QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên website: http://vietcert.org/

Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Miền Bắc:  Ms Vân – 0905 539 099, Ms Chi– 0384 224 597
Miền Trung: Mr Trường – 0903 515 430, Ms Phương – 0903 509 161
Miền Nam: Mr Tưởng – 0905 849 007, Mr Thắng – 0903 525 899