28/2/23

PHÂN LOẠI PHÂN BÓN THEO QUY CHUẨN QCVN 01-189:2019/BNNPTNT – VIETCERT

 Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đã đến với VietCert Centre

Chủ đề của ngày hôm nay sẽ là phân loại các loại phân bón theo Quy chuẩn QCVN 01 - 189:2019/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

VietCert, chứng nhận hợp quy phân bón, kiểm tra chất lượng phân bón
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm về liên quan đến phân bón:

Thứ nhất, sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng gói phân bón.

Thứ hai, đóng gói phân bón là việc sử dụng máy móc, thiết bị để san chiết phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khối lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sắc, dạng phân bón.

Thứ ba, buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông.

Cuối cùng, phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có hàm lượng định lượng các chất chính hoặc có thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo chất chính, thì phân bón sẽ có chỉ tiêu chính (bắt buộc có), và chỉ tiêu phụ (tùy vào doanh nghiệp có để vào hay không)

Theo cách bón có 02 loại: Bón rễ (Ở giai đoạn đầu, Bón lót) và Bón lá (Ở giai đoạn phát triển)(Bón thúc) Theo thành phần có 03 loại: Phân bón vô cơ; Phân bón hữu cơ; Phân bón sinh học, Phân bón vi sinh
Kiểm tra chuyên ngành, chứng nhận hợp quy

Kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy

VietCert, chứng nhận hợp quy phân bón, kiểm tra chất lượng phân bón


Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:

 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre


5/2/23

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN - VIETCERT

 QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN - VIETCERT

1. Phân bón là gì, vì sao phải chứng nhận hợp quy Phân bón?

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.



Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Vì thế để đảm bảo chất lượng sản phẩm không gây hại đến người sử dụng, cây trồng và môi trường thì việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm phân bón là hoàn toàn bắt buộc.

2. Ai cần phải chứng nhận hợp quy sản phẩm Phân bón?

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu,…phân bón đều đang thực hiện áp dụng chứng nhận hợp quy phân bón theo Nghị Định số 84/2019/NĐ-CP và QCVN 01-189:2019/BNNPTNT nhằm đảm bảo chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường.

3. Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy Phân bón

***Lợi ích đối với doanh nghiệp:

Chứng nhận hợp quy phân bón là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về phân bón.

Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

***Lợi ích đối với người tiêu dùng:

Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

***Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:

Sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

4. Quy trình đưa sản phẩm phân bón ra thị trường?

4.1.    Khảo nghiệm

- Khảo nghiệm được thực hiện bởi các đơn vị được cục BVTV công nhận

- Ngoại trừ phân đơn, phức hợp, hữu cơ, hữu cơ truyền thống; Phân bón là kết quả của quá trình nghiên cứu được cấp bộ cấp nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật; phân bón đã có CNLH  không cần phải khảo nghiệm.

4.2.    Đăng ký đặt tên phân bón và đưa vào Danh mục phân bón

- Sau khi kết thúc khảo nghiệm (đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm), đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục trồng trọt;

- Cục trồng trọt thẩm định và ban hành quyết định công nhận phân bón mới.

4.3.    Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

***Chứng nhận theo phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị trong 3 năm)

      B1. Đánh giá quá trình sản xuất;

      B2. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;

      B3. Cấp giấy chứng nhận

      B4. Đánh giá giám sát (12 tháng/1 lần)

***Chứng nhận theo phương thức 7 (giấy chứng nhận có giá trị theo lô hàng)

      B1. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;

      B2. Cấp giấy chứng nhận

4.4.    Công bố hợp quy sản phẩm phân bón

Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

– Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;

– Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.

b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

– Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;

– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;

– Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;

– Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;

– Kế hoạch giám sát định kỳ;

– Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.


Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:

 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

16/12/22

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY DỆT MAY - VIETCERT

 

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY DỆT MAY - VIETCERT

 

Ngày 23 tháng 10 năm 2017 Bộ Công thương ban hành: Thông tư 21/2017/TT-BCT quyết định ban hành: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may mang số hiệu QCVN 01:2017/BCT. Sau nhiều lần thay đổi thông tư chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 theo quy định của Thông tư số 07/2018/TT-BCT.

Ø  Sản phẩm dệt may là gì ?

Sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công (sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc vào mục đích sử dụng) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở.

Tại sao chúng ta phải chứng nhận hợp quy dệt may?

Bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Dệt may là sản phẩm thuộc hàng hóa nhóm 2 - nhóm sản phẩm này phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT. Với mục đích bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp dệt may gia tăng năng lực cạnh tranh, nhà nước Việt Nam đã ra quyết định bắt buộc phải công bố hợp quy sản phẩm dệt may trước khi tiêu thụ trên thị trường.

Khi nào cần phải làm chứng nhận hợp quy?

Khi bạn muốn cung ứng sản phẩm dệt may của mình lưu thông trên thị trường thì việc trước tiên là chứng nhận và công bố hợp quy phải được thực hiện. Việc chứng nhận hợp quy sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường

Các sản phẩm dệt may cần chứng nhận hợp quy được chia làm 3 nhóm chính?

Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.

Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

 


Ngoài ra khi thực hiện đánh giá chứng nhận thì doanh nghiệp có thể:

- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí và rủi

- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng

- Dễ dàng kiểm soát và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh khác

- Đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường

- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường. 

 

 

Ø  Quy trình chứng nhận hàng dệt may áo quần nhập khẩu tại VietCert:

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho VietCert

 

Bước 2: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: VietCert sẽ đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho;

 

Bước 3: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu VietCert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng.

 

Bước 5: Công bố hợp quy hàng dệt may tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương và bán hàng ra thị trường, VietCert sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Ø  Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may sản xuất:

 

Bước 1: Vietcert  cử chuyên gia đến đánh giá nhà máy và hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp

 

Bước 2: Lấy mẫu Dệt may, đạt chất lượng cấp chứng nhận có thời hạn 3 năm. Trong 3 năm sẽ tiến hành giám sát để duy trì hiệu lực Chứng nhận (3 năm/2 lần giám sát)

 

Bước 3: Làm hồ sơ công bố lên Sở Công thương nơi doanh nghiệp Đăng kí kinh doanh. 

 

Để hiểu cụ thể hơn về quy trình chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý khách hàng.

 

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách qua số:

Hotline: 0905 527 089 hoặc

Webside: www.vietcert.org

 

12/10/22

THỦ TỤC CÔNG BỐ VÀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BỘT NGŨ CỐC

 

Nhắc đến ngũ cốc, hầu như không ai còn cảm thấy xa lạ gì với nó, đặc biệt là có rất nhiều người xem nó như một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn. Tuy nhiên, ít người biết bột ngũ cốc là gì?

Bột ngũ cốc là một tên gọi chung cho một loại thực phẩm được chế biến từ 5 thành phần hạt khác nhau. Những loại hạt để làm bột ngũ cốc đã được Y học kiểm chứng và khẳng định rằng nó mang đến giá trị dinh dưỡng cho người dùng. Ngũ cốc thông thường sẽ được làm từ 5 loại hạt chính đó là: Gạo nếp, gạo tẻ, mè, lúa mì và đậu (có thể là đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành)


Bột ngũ cốc giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa tăng cân, béo phì, giúp phục hồi độ căng mịn của làn da, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và làm mau lành các vết thương. Bên cạnh đó, bột ngũ cốc còn được bổ sung thêm can xi và các vitamin C, B1, B2, B6, B12 giúp thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng cho cơ thể, là thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em, người già, người lớn trong thực đơn mỗi ngày. Với người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, uống một cốc mỗi sáng là sự lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai, vận động viên hoặc những người bị thiếu chất sắt nhưng lại phải kiêng các loại thịt đỏ nên tăng ngũ cốc trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Ngày nay có rất nhiều sản phẩm Bột ngũ cốc được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, người tiêu dùng có nhiều nguồn để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Vậy một Doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng Bột ngũ cốc về bán tại Việt Nam cần những thủ tục như thế nào?

I: Thủ tục nhập khẩu Bột ngũ cốc

Bước 1: Doanh nghiệp phải có sản phẩm đem đi thử nghiệm tại các đơn vị được chỉ định

Bước 2: Sau khi có kết quả thử nghiệm sản phẩm đạt chất lượng, doanh nghiệp tiến hành làm Hồ sơ tự công bố cho sản phẩm Bột ngũ cốc nhập khẩu

Bước 3: Sau khi đã công bố sản phẩm Doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu sản phẩm về thị trường Việt Nam

Bước 4: Khi hàng đến, doanh nghiệp sẽ phải Đăng ký kiểm tra nhà nước cho mặt hàng Bột ngũ cốc với các đơn vị được chỉ định

Bước 4: Sau khi có thông báo hồ sơ “ Đạt” , doanh nghiệp được phép mang hàng về và bán ra thị trường

Trên đây là quy trình nhập khẩu mặt hàng này. Nhưng Công bố sản phẩm Bột ngũ cốc là thủ tục đầu tiên khi Doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn đưa sản phẩm Bột ngũ cốc lưu hành tại thị trường trong nước và để đảm bảo độ tin cậy đối với người tiêu dùng. Vậy hồ sơ tự công bố của sản phẩm này như thế nào?



II: Hồ sơ tự công bố

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan, một bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm Bột ngũ cốc khi gửi lên cơ quan nhà nước cần có những loại giấy tờ như sau:

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

- Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đủ tất cả chỉ tiêu theo quy định

- Mẫu sản phẩm

- Mẫu nhãn sản phẩm, nhãn phụ sản phẩm, nội dung in trên nhãn

- Kế hoạch giám sát định kỳ cho sản phẩm

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (nếu là sản phẩm nhập khẩu)

- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có)

- Bản dịch sang tiếng Việt từ các loại giấy tờ có tiếng nước ngoài

 Nhằm giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc, các chuyên gia tư vấn tại Vietcert sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp để có thể tự tin và tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối vối sản phẩm. Vietcert cung cấp chứng thư chứng nhận thực phẩm nhập khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp công bố và kiểm tra nhà nước thực phẩm nhập khẩu.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ nhân sự trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm vì khách hàng. 

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ xin Quý khách hàng liên hệ đến số hotline/zalo của Vietcert

☎☎ Hotline & Zalo: 0905 527 089

 

12/9/22

CHỨNG NHẬN, CÔNG BỐ HỢP QUY THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN - VIETCERT

CHỨNG NHẬN, CÔNG BỐ HỢP QUY THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN - VIETCERT

Chứng nhận hợp quy thép không gỉ, kiểm tra chất lượng

Thông tư số 09/2021/TT-BKHCN ngày 01/11/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ.

- Kể từ ngày 01/01/2022, thép không gỉ thuộc các mã HS (theo phụ lục đính kèm) phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN và sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.- Trường hợp các sản phẩm thép không gỉ được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điểm 2.1.2 của Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2022.

- Đối với sản phẩm thép không gỉ đã được chứng nhận, công bố phù hợp QCVN 20:2019/BKHCN tiếp tục áp dụng theo quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN đến hết ngày hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy đã cấp cho sản phẩm thép không gỉ tương ứng.

1. Sản phẩm thép không gỉ là gì?

Thép không gỉ: là sản phẩm thép có hàm lượng crom không thấp hơn 10,5% (theo khối lượng) và có hàm lượng cacbon không lớn hơn 1,2% (theo khối lượng).

Chứng nhận hợp quy thép không gỉ, kiểm tra chất lượng

2. Đối tượng phải Chứng nhận hợp quy thép?

Các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép

Các tổ chức có thẩm quyền đánh giá sự phù hợp được nhà nước cấp phép và chỉ định

Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và thẩm quyền quản lý chất lượng thép

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực.  

3. Vì sao phải Chứng nhận hợp quy Thép không gỉ?

Là minh chứng cho chất lượng, năng lực của nhà sản xuất;

Nâng cao uy tín và tạo lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường.

Có cơ hội xem xét lại hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm giúp ổn định chất lượng, giảm sự sản phẩm bị lỗi và nâng cao năng suất thông qua hoạt động cải tiến liên tục.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình được ổn đinh khi đưa vào sử dụng, đa phần các khách hàng, công trình đều yêu cầu các đơn vị sản xuất phải có bên thứ 3 xác nhận chất lượng sản phẩm trước khi tham gia đấu thầu.

4. Những điều cần biết thêm về chứng nhận hợp quy thép?

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, tư vấn pháp lý.

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác

Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan

Chứng nhận hợp quy thép không gỉ, kiểm tra chất lượng

VietCert là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến xin giấy phép.

Chúng tôi luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao bởi dịch vụ chuyên nghiệp, tận tình.

Với mong muốn giúp quý khách hàng và những ai đang quan tâm đến Chứng nhận hợp quy thép không gỉ có thể nắm bắt thông tin được một cách khái quát nhất, Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy VietCert  cung cấp dịch vụ tư vẫn qua Hotline/zalo: 0905 527 089 .

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Chứng nhận hợp quy thép không gỉ.