QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN - VIETCERT
1. Phân bón là gì, vì sao phải chứng nhận hợp quy Phân bón?
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Vì thế để đảm bảo chất lượng sản phẩm không gây hại đến người sử dụng, cây trồng và môi trường thì việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm phân bón là hoàn toàn bắt buộc.
2. Ai cần phải chứng nhận hợp quy sản phẩm Phân bón?
Hiện nay tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu,…phân bón đều đang thực hiện áp dụng chứng nhận hợp quy phân bón theo Nghị Định số 84/2019/NĐ-CP và QCVN 01-189:2019/BNNPTNT nhằm đảm bảo chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường.
3. Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy Phân bón
***Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Chứng
nhận hợp quy phân bón là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ
trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước cũng như các quy định của pháp luật về phân bón.
Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
***Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
***Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
4. Quy trình đưa sản phẩm phân bón ra thị trường?
4.1. Khảo nghiệm
- Khảo nghiệm được thực hiện bởi các đơn vị được cục BVTV
công nhận
- Ngoại trừ phân đơn, phức hợp, hữu cơ, hữu cơ truyền thống;
Phân bón là kết quả của quá trình nghiên cứu được cấp bộ cấp nhà nước công nhận
là tiến bộ kỹ thuật; phân bón đã có CNLH không cần phải khảo nghiệm.
4.2. Đăng ký đặt tên phân bón và đưa vào Danh mục
phân bón
-
Sau khi kết thúc khảo nghiệm (đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm), đơn
vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục
trồng trọt;
-
Cục trồng trọt thẩm định và ban hành quyết định công nhận phân bón mới.
4.3. Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón
***Chứng
nhận theo phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị trong 3 năm)
B1. Đánh giá quá trình sản xuất;
B2. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc
trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;
B3. Cấp giấy chứng nhận
B4. Đánh giá giám sát (12 tháng/1 lần)
***Chứng
nhận theo phương thức 7 (giấy chứng nhận có giá trị theo lô hàng)
B1.
Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu
điển hình;
B2. Cấp giấy chứng nhận
4.4. Công bố hợp quy sản phẩm phân bón
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
– Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
– Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
– Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;
– Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
– Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
– Kế hoạch giám sát định kỳ;
– Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp
vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn
24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên
liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN
HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Điện thoại: 0905 527 089
Email: info@vietcert.org
Website: www.vietcert.org
Fanpage: Vietcert Centre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét về blog chúng tôi.