9/9/22

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP CỐT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC THEO QCVN 07:2019/BKHCN

- Ngày 15 tháng 11 năm 2019 Bộ Khoa học công nghệ ban hành thông tư số 13/2019/TT-BKHCN. Ban hành kèm theo Thông tư là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông QCVN 7:2019/BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

- QCVN 7:2019/BKHCN quy định mức giới hạn của yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép phủ epoxy làm cốt bê tông (sau đây gọi tắt là thép làm cốt bê tông) được sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. 

- Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là thép hình, thép mạ và thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán.



1. Ai sẽ là người phải làm chứng nhận hợp quy Thép cốt bê tông dự ứng lực?

Chứng nhận hợp quy thép cốt bên tông dự ứng lực là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động chứng nhận với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP 

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông thép làm cốt bê tông

Như vậy chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thép cốt bê tông dự ứng lực trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. 

- Thép cốt bê tông dự ứng lực sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Thép cốt bê tông dự ứng lực nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

DANH MỤC SẢN PHẨM THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA QCVN 7:2019/BKHCN

TT

Tên sản phẩm

Mã HS

1.

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7213.91.20

7213.99.20

2.

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán

7214.20.31

7214.20.41

7214.20.51

7214.20.61

3.

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác

7215.50.91

7215.90.10

4.

Dây của sắt hoặc thép không hp kim

7217.10.22

7217.10.33

5.

Dây bện tao, thừng, cáp, băng tết, dây treo và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép, chưa cách điện

7312.10.91


2. Tại sao doanh nghiệp cần phải làm chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực?

Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực là hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện, tuy nhiên cũng phải kể đến một số lợi ích của việc chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực cho doanh nghiệp như:

- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng trong thi công, xây dựng công trình, giảm thiểu tai nạn do lỗi thuộc về sản phẩm

- Đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khỏe cho cộng đồng

- Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm

- Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu

- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng

- Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần

- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường

- Giúp sản phẩm đáp ứng nhu cầu pháp lý và thuận lợi khi vào thị trường các nước thông qua các thõa thuận song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam tham gia.

3. Khi nào doanh nghiệp cần làm chứng nhận hợp quy Thép cốt bê tông dự ứng lực?

Hoạt động chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường và trước khi đưa vào sử dụng tại các công trình được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam

4. Thủ tục và quy trình cấp chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực?

*Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông sản xuất trong nước như sau:

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert (gọi tắt là “Vietcert”) tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận Hợp quy Thép cốt bê tông dự ứng lực theo QCVN 07:2019/BKHCN của khách hàng

Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

Với phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) tại cơ sở sản xuất

Với phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) cho từng lô sản phẩm

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

Vietcert sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì Vietcert cấp giấy chứng nhận Hợp quy.

*Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông nhập khẩu như sau:

Bước 1:

Đăng ký trên 1 cửa quốc gia đối với các chi cục đã có trên cổng thông tin 1 cửa bao gồm:

- Tờ khai 

- Hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, tài liệu khác

Lưu ý: Đối với các chi cục chưa áp dụng nhận hồ sơ tại cổng thông tin 1 cửa Quốc gia thì doanh nghiệp phải nôp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục TCĐLCL và đăng ký làm chứng nhận hợp quy tại đơn vị được bộ khoa học công nghệ chỉ định.

Bước 2:

TH1: Chi cục từ chối quay lại bước 1

TH2: Chi cục tiếp nhận tiếp tục bước 3

Bước 3: 

Khi làm thủ tục hải quan, bổ sung thêm mã QG đã được chi cục tiếp nhận

Sau đó ra làm thủ tục hải quan ở cảng, in tờ khai có mã QG được chi cục tiếp nhận, các chứng từ liên quan là được thông quan hàng hóa.

Bước 4: 

Sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng, thông báo cho đơn vị làm chứng nhận hợp quy (Vietcert) lấy mẫu tại nơi tập kết hàng hóa, phân tích kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.

Bước 5:

  Mẫu đạt tiêu chuẩn, cấp chứng chỉ hợp quy

+ Đối với đơn vị đăng ký tại công thông tin 1 cửa thì up chứng thư lên 1 cửa quốc gia (trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)

+ Đối với đơn vị đăng ký hồ sơ giấy nộp lại 1 bản chứng chỉ hợp quy lại cho chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra nhà nước. 

5. Vậy, lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy Thép cốt bê tông dự ứng lực ở đâu?

Tổ chức chứng nhận hợp quy Thép cốt bê tông dự ứng lực theo QCVN 07:2019/BXD đã đăng ký hoạt động chứng nhận với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

Vietcert là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Bộ KHCN cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đối với chứng nhận sản phẩm, hàng hóa theo quyết định số 1868/TĐC-HCHQ ngày 08/07/2022.

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7 , nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin: 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét về blog chúng tôi.